kịch bản chatbot là gì? Có những kịch bản chatbot nào và làm thế nào để có một kịch bản chatbot tốt, thu hút khách hàng tương tác lâu hơn. Công nghệ sử dụng chatbot trong tư vấn bán hàng và chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!

Hiện nay nhiều trung tâm tiếng Anh đang mong muốn sử dụng chatbot để tư vấn cho học viên, giảm bớt công việc cho nhân viên tư vấn. Tuy nhiên việc xây dựng kịch bản chatbot phù hợp không phải là điều đơn giản. Nhiều bạn đã hỏi chúng tôi làm thế nào để xây dựng kịch bản chatbot cho trung tâm mình một cách hiệu quả nhất?
Trong bài dưới đây chúng tôi sẽ cho các bạn ví dụ về một kịch bản tiếng Anh giúp chăm sóc học viên một cách chi tiết.
Trước tiên, vẫn phải nhắc lại một lần nữa các bước chính cần lưu ý khi tiến hành lập kịch bản chatbot để các bạn nắm thật rõ. Vì nhiều bạn khá chủ quan, thường ngay lập tức tiến hành viết luôn kịch bản mà bỏ qua các bước nghiên cứu ban đầu.

Bước 1: Xác định đối tượng và mục tiêu kịch bản chatbot là gì

Trong phần này các bạn phải trả lời được các câu hỏi sau:
  • Sử dụng chatbot để làm gì?
  • Chatbot của mình chăm sóc đối tượng học viên nào?
  • Các thông tin mà mình sẽ gửi tới học viên là gì?
  • Lộ trình gửi thông tin là như nào?
  • Kết quả đạt được sau từng thời gian cụ thể là gì?
  • Chi phí bỏ ra là bao nhiêu?
Kinh nghiệm là bạn nên trả lời càng chi tiết càng tốt, làm thành một file hoàn chỉnh như dạng dàn bài để làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
Khi bạn đã có đầy đủ các thông tin cơ bản là bạn đã sẵn sàng tới 50% để tiến hành xây dựng kịch bản chatbot.

Bước 2: Thiết kế kịch bản chatbot nháp 

Đây chính là giai đoạn bạn định hình các ý tưởng kịch bản Chatbot của mình. Có thể phác thảo trên giấy hoặc trên máy tính, dựa vào tất cả các thông tin mà bạn đã xác định được ở bước một.

Bước 3: Lựa chọn nền tảng tạo chatbot

Trên thực tế, hầu hết các bạn khi chuẩn bị tạo chatbot là đã ngay lập tức nghĩ trong đầu sẽ tạo chatbot trên nền tảng nào rồi. Chatfuel, Manychat hay Harafunnel? 90% sẽ là lựa chọn do bạn bè giới thiệu. Chúng tôi vẫn khuyên các bạn nên bỏ thời gian tìm hiểu qua tất cả các nền tảng tạo chatbot để có sự so sánh cụ thể và lựa chọn cho chính xác nền tảng phù hợp với mục đích của mình.
Các bạn có thể xem lại bài Các nền tảng tạo chatbot phổ biến tại Việt Nam của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Bây giờ chính là lúc bạn hiện thực hóa kịch bản đã phác thảo của mình thành kịch bản thực tế trên nền tảng đã lựa chọn.
Nếu bạn có bất cứ khó khăn gì trong quá trình này, đừng ngại ngần đi hỏi các chuyên gia để có thêm hỗ trợ. Sieuchatbot sẵn sàng trợ giúp bạn bất cứ khi nào bạn cần.

Bước 4: Test và vận hành kịch bản chatbot

Ngay khi hoàn thành chatbot, bạn đừng vội vàng chạy luôn trên trang chính vì bạn chưa thể đảm bảo nó hoạt động trơn tru hay không?
Bạn hãy cho bot chạy thử trên một fanpage phụ để test tất cả các module, kiểm tra lại toàn bộ lỗi chính tả, tinh chỉnh hình ảnh, video. Cho tới khi bạn thật sự hài lòng, hãy kết nối nó tới fanpage và cho nó vận hành.

Bước 5: Tinh chỉnh định kì cho kịch bản Chatbot

Xây dựng kịch bản Chatbot chỉ là bước đầu để tăng hiệu quả tương tác giữa trung tâm tiếng Anh của bạn với người học. Bạn cần liên tục đầu tư thời gian tinh chỉnh Chatbot để tránh lỗi. Đáp ứng được yêu cầu của học viên đồng thời đảm bảo Chatbot đang hoạt động hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế web du lịch trong mùa covid

Cách tạo chữ ký email như thế nào cho chuyên nghiệp?

Top 5 công cụ quản trị data khách hàng mới nhất hiện nay